Các bước sử dụng máy đánh bóng xe hơi cầm tay

Máy đánh bóng xe hơi cầm tay là dụng cụ không thể thiếu trong quy trình làm việc. Lưu ý khi sử dụng với tốc độ cao có thể sẽ làm cháy bề mặt

Những lưu ý về sử dụng máy đánh bóng xe hơi cầm tay dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ chiếc xe đắt tiền của mình 1 cách tốt nhất.

Khi nào bạn cần đánh bóng sơn xe ô tô?

Ô tô của bạn sau một thời gian sử dụng rất khó có thể giữ nguyên vẹn được nước sơn bóng như ban đầu. Trong quá trình di chuyển, không thể tránh khỏi tình trạng va quệt, đụng chạm khiến xuất hiện các vết trầy xước, hoặc cũng có thể do nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, nắng gió khiến lớp sơn xe bị oxy hóa gây nên xỉn màu, …

Những vết ố trầy xước gây mất thẩm mỹ, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, thì đây chính là thời điểm để bạn đưa chiếc xe của mình đi đánh bóng sơn nhằm xóa các vết trầy, mang lại lớp sơn bóng đẹp y như mới.

Hãy chỉnh chu lại vẻ ngoài cho chiếc xe khi thấy những vết trầy xước nhỏ chứ không nên để lâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp sơn của xe.

>>> Tham khảo: Trọn bộ dụng cụ chăm sóc xe ô tô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Các bước chính để đánh bóng bề mặt sơn:

– Làm phẳng bề mặt lớp sơn của xe.

– Dùng máy đánh bóng để bắt đầu công việc.

– Hoàn thiện bề mặt sơn xe khi các vết trầy xước biến mất.

Tuân thủ quá trình khi sử dụng máy đánh bóng xe hơi cầm tay sẽ giúp loại bỏ đi những khuyết điểm không hoàn hảo trên bề mặt sơn, đồng thời phục hồi bề mặt sơn giúp màu sắc tươi mới như lúc ban đầu.

Đánh bóng sơn xe ô tô gồm những công đoạn sau:

Để đánh bóng sơn xe ô tô, những người thợ sửa chữa phải trải qua nhiều quá trình gồm nhiều bước khác nhau, kết hợp sử dụng máy đánh bóng và đánh bóng thủ công bằng tay để làm nhẵn bề mặt sơn, xóa sạch các vết xước và lỗi nhằm đưa chiếc xe của bạn về trạng thái ban đầu. Các bước đánh bóng sơn xe ô tô gồm những công đoạn như sau

Bước 1: Rửa sạch xe bằng máy rửa xe cao áp, công suất mạnh sẽ làm sạch tất cả các vết bẩn trên bề mặt sơn.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng sơn và note lại những vị trí cần xử lý xước.

Bước 3: Đánh bóng toàn bộ bề mặt ô tô và làm phẳng nếu cần thiết.

Bước 4: Xóa khuyết điểm, trầy xước trên bề mặt sơn.

Bước 5: Đánh bóng hoàn thiện.

Bước 6: Lau sạch bề mặt sơn sau khi đã đánh bóng.

Bước 7: Dùng dưỡng chất để bảo vệ các vị trí trầy xước giúp lớp sơn ở những vị trí đó bền màu hơn.

Đánh bóng sơn xe rất quan trọng, bạn nên lựa chọn những gara chăm sóc xe uy tín với các trang thiết bị, máy móc đánh bóng hiện đại là giải pháp tốt nhất giúp bạn sở hữu chiếc xe y như mới.

>>> Xem thêm: Rửa xe bọt tuyết có tốt không

Last updated